Hóa đơn điện tử – Điều bạn còn chưa biết!

Hóa đơn điện tử – Điều bạn còn chưa biết!

Nội dung chính

hóa đơn điện tử viettel - Phú Nhuận

A. Hóa đơn điện tử là gì?

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử theo cách hiểu ngắn ngọn nhất là một hình thức thoan toán điện tử, được thực hiện bởi các đối tác kinh doanh

Theo quy định tại điều 3 Thông Tư 32/2011/TT-BTC, HDDT được định nghĩa:

“Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.”

Theo khía cạnh kỹ thuật, HDDT có thể được định nghĩa là dữ liệu hoá đơn có cấu trúc được phát hành trong EDI (Electronic Data Interchange) hoặc các định dạng XML, có thể sử dụng các mẫu web dựa trên Internet.

2. Mục đích của lập HDDT

An toàn và bảo mật: Hóa đơn điện tử được quản lý và bảo mật trên hệ thống phần mềm điện tử, phải đáp ứng đầy đủ yếu tố kỹ thuật, lưu trữ. Thường được bên thứ 3 là các nhà cung cấp Phần mềm đảm bảo. Doanh nghiệp có thể truy xuất, kiểm tra tình trang hóa đơn bất cứ lúc nào. Hoàn toàn có thể tránh được nguy cơ hóa đơn giả, hóa đơn chỉnh sửa…

Tiết kiệm thời, dễ dàng sử dụng, đa dạng trong phương thức gởi Hóa đơn: Email, SMS, Mạng Xã hội…

Tiết kiệm chi phí lưu trữ, in ấn, vận chuyển hóa đơn

Tối ưu các thủ tục hành chính, kết nối dữ liệu dễ dàng

Kiểm soát gian lận trong hóa đơn

Ngoài ra việc lập hóa đơn điện tử là bảo đảm tất cả các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà cung cấp được phê duyệt, xử lý và thanh toán. Đảm bảo xuyên suốt cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

3. Lịch sử ra đời của HDDT

Từ những năm 1960, Lấy cảm hứng từ ý tưởng về văn phòng không giấy và chuyển dữ liệu đáng tin cậy hơn, các doanh nghiêp đã phát triển các hệ thống EDI đầu tiên. Các phương thức trao đổi dữ liệu này khá hiệu quả, nhưng cứng nhắc, và chưa theo bất kỳ một tiêu chuẩn nào.

Tiêu chuẩn ANSI X12 EDI là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về HDDT, và được sử dụng cho đến ngày hôm này

Khi công nghệ internet phát triển mạnh, với việc làm chủ công nghệ, Các ứng dụng dựa trên web mới này có khả năng phục vụ cho cả nhà cung cấp và khách hàng. Họ cho phép gửi trực tuyến các hóa đơn cá nhân cũng như các tệp tin tải lên EDI, bao gồm định dạng CSV, PDF và XML. Các dịch vụ này cho phép các nhà cung cấp xuất hoá đơn cho khách hàng để kết hợp và chấp thuận trong một ứng dụng web.

Khi các công ty tiến vào kỷ nguyên số, nhiều hơn và nhiều hơn nữa đang chuyển sang các dịch vụ lập Sinvoice để tự động hóa các bộ phận tài chính của họ. Theo nghiên cứu, 73% số người trong lĩnh vực kế toán tài chính được hỏi sử dụng HDDT trong năm 2012. Ở Việt Nam, sử dụng hóa đơn điện tử đã bắt đầu từ đầu năm 2018, và đưa vào bắt bước sử dụng cuối 2020 theo Thông Tư 32/2011/TT-BTC

4. Cách lập HDDT

Hóa đơn điện tử, đúng như tên gọi. là một phương thức giao dịch chứng từ bằng cách hình thức kết nối internet, và đáp ứng đầy đủ các chưng năng của 1 hóa đơn bình thường

Có 2 cách doanh nghiệp có thể lập HDDT:

  • Doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối internet, xây dựng hệ thống phần mền, nhân sự quản lý… Và phải đảm bảo tất cả các điều kiện về bảo mật dữ liệu, an toàn thông tin… theo quy định của Bộ tài chính
  • Doanh nghiệp mua lại Sinvoice từ một nhà cung cấp thứ 3 để sử dụng. Một số nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như: Viettel ( Sinvoice ), VNPT ( VNPT-invoice ), Misa ( Meinvoice)…

5. Về Phần mềm hóa đơn điện tử Viettel – Sinvoice

8 Ưu thế lớn của Sinvoice Viettel

  • Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức cung cấp dịch vụ HDDT S-Invoice cho doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo Thông tư 68/2019/TT-BTC cho Sinvoice.
  • Là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng dịch vụ HDDT do viettel cung cấp.
  • Thương hiệu uy tín: Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, cam kết đồng hành lâu dài cùng doanh.
  • Sinvoice Viettel được ký bằng chữ ký số (HSM) và có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường, giao diện thân thiện, linh hoạt, dễ sử dụng.
  • Khả năng phát hành hàng triệu hóa đơn/ngày, hệ thống sử dụng công nghệ bảo mật nhiều lớp, an toàn tuyệt đối trong việc quản lý, lưu trữ hóa đơn.
  • Có đội ngũ hơn 3000 Kỹ Sư công nghệ thông tin, và nguồn lực tài chính mạnh. Viettel hoàn toàn có lợi thế trong việc vận hành Phần mềm, năng cấp tính năng nhanh chóng
  • Triển khai nhanh, chất lượng: Khởi tạo tài khoản cho Doanh nghiệp ngay sau khi ký hợp đồng. Nhân viên có nhiều kinh nghiệp, nắm vững nghiệp vụ vững. Đội ngũ hỗ trợ luôn làm việc 24/7
  • Cơ hội sử dụng đồng bộ nhiều dịch vụ: Viettel là nhà cung cấp đa dịch vụ, doanh nghiệp có cơ hội dùng nhiều dịch vụ đồng bộ trên hạ tầng mạng… với nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn

Phương án triển khai phần mềm hóa đơn điện tử Viettel

Dịch vụ Hóa đơn điện tử Viettel cung cấp cho Doanh nghiệp đáp ứng 02 phương án triển khai:

Phương án 1: Triển khai Sinvoice trên hạ tầng của Doanh nghiệp (áp dụng cho Doanh nghiệp lớn)

  • Viettel: Cung cấp phần mềm, giải pháp Sinvoice Viettel, thực hiện triển khai, cài đặt và bàn giao quản lý cho Doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp: Đầu tư hạ tầng, thiệt bị theo yêu cầu triển khai của Viettel (server, thiết bị mạng v.v.). Chịu trách nhiệm vận hành, quản lý hệ thống sau bàn giao.

Phương án 2: Triển khai Sinvoice Viettel trên hạ tầng của Viettel (áp dụng cho nhóm Doanh nghiệp vừa và nhỏ):

  • Khách hàng sử dụng chung cơ sở hạ tầng thiết bị Hóa đơn điện tử của Viettel mà không cần phải đầu tư hạ tầng để sử dụng hệ thống Sinvoice Viettel.

hóa đơn điện tử viettel - Phú Nhuận

B. CÁCH QUY ĐỊNH VỀ HDDT

1. Các thông tư, quy đinh liên quan đến HDDT

Hai văn có có hiệu lực liên quan đến HDDT gồm:

  • Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018
  • Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 30/09/2019

2. Điều kiện được công nhận của Sinvoice là gì?

Theo Khoản 3 điều 3 của Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã nêu rõ: Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HDDT.
  • Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị HDDT.
  • Thông tin chứa trong HDDT có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Hóa đơn điện tử hợp lệ phải có các chỉ tiêu cơ bản sau:

  • Thông tin hóa đơn: Mẫu số, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế
  • Thông tin người mua trên hoá đơn bao gồm: Tên Công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế

Nội dung hàng hoá dịch vụ:

  • STT, Tên hàng hoá dịch vụ, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền
  • Cộng tiền hàng, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền thanh toán.
  • Tiền hàng bằng chữ
  • Người mua hàng, người bán hàng
  • Ký và đóng dấu của người bán hàng

So với hóa đơn giấy, các tiêu chí của Hóa đơn điện tử có nhiều sự khác biệt. Căn cứ vào Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì để có tính chất hợp lệ, hợp pháp thì Sinvoice ngoài nhưng thông tin cơ bản như hoá đơn giấy, cần có thêm các chỉ tiêu sau:

  • Bản thể hiện hóa đơn điện tử
  • Hóa đơn điện tử không có liên
  • Ký hiệu số Serial
  • Chữ ký điện tử
  • Mẫu hoá đơn điện tử hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
  • HDDT có định dạng XML có tính chất pháp lý khi toàn vẹn không bị sửa đổi và kèm theo bản thể hiện định dạng PDF.

3. Thủ tục để doanh nghiệp sử dụng Sinvoice Viettel là gì?

Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra Quyết định áp dụng hoá đơn điện tử, Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử, Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu của cơ quan thuế
  • Doanh nghiêp gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
  • Trước khi làm bộ hồ sơ, doanh nghiệp nên liên hệ cán bộ Thuế quản lý để biết xem Chi cục Thuế quản lý nhận hồ sơ qua hình thức nào để chuẩn bị cho phù hợp.

Doanh nghiệp thực hiện theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Lập hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử trên phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ
  • Bước 2: Lập tờ khai thông báo hóa hành hóa đơn, và kí đóng dấu các văn bản liên quan. Sau đó nộp hồ sơ cho Cơ quan Thuế

4. HDDT được áp dụng cho các loại hóa đơn nào?

Các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

  • Hóa đơn giá trị gia tăng
  • Hóa đơn bán hàng
  • Các loại hóa đơn khác: Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, tem điện tử, vé điện tử…

5. Điều kiện của tổ chức khởi tạo Sinvoice là gì?

Thông tư số 68/2019/TT-BTC điều kiện để trở thành nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử sẽ rất chặt chẽ và khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín.
Nhà cung cấp hóa đơn điện tử cần đáp ứng đủ các yêu cầu dựa trên 4 tiêu chí:

5.1 Về chủ thể:

Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cần kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:

  • Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
  • Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.

5.2 Về tài chính:

  • Điều kiện nhà cung cấp hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC là có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.

5.3 Về nhân sự:

  • Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.

5.4 Về kỹ thuật:

  • Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
  • Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
  • Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu tại mục d, khoản 1, Điều 23 Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Như vậy, quy định theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, tất cả các nhà cung cấp dịch hóa đơn điện tử không đáp ứng đủ 4 tiêu chỉ trên sẽ không được tiếp tục cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp

hoadondientu viettel

C. CÁC NHÀ CUNG CẤP PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

1. Các nhà cung cấp hóa đơn điện tử

Áp theo quy định trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, các nhà cung cấp dịch hóa đơn điện tử không đáp ứng đủ 4 tiêu chỉ trên:

  • Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội – Với tên gọi: “Sinvoice Viettel”
  • Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Với tên gọi: “VNPT-Invoice”
  • Công ty Cổ phần Bkav – Với tên gọi: “Bkav Ehoadon”
  • Công ty Cổ phần MISA – Với tên gọi: “Meinvoice”

Tiếp tục cập nhật

 

2. Bảng giá Phần mềm Hóa đơn điện tử Viettel

Bạn có thể xem báo giá chi tiết HDDT Sinvoice viettel tại đây báo giá HDDT - Sinvoice Viettel

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách lập HDDT viettel

3. So sánh PM HDĐT : Viettel, VNPT, Misa…

4. Sự khác biệt của HDDT Viettel

Thương hiệu uy tín: Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, cam kết đồng hành lâu dài cùng doanh.

Phần mềm hóa đơn điện tử Viettel được ký bằng chữ ký số sever (HSM) và có giá trị về mặt pháp lý như CKS thông thường, không vướng lỗi Java, lỗi tích hợp chữ ký số, không nhận chữ ký số, linh hoạt, có thể nhiều người cùng sử dụng trên 1 CKS.

Khả năng phát hành lớn, hàng triệu hóa đơn/ngày, hệ thống sử dụng công nghệ bảo mật nhiều lớp, an toàn tuyệt đối trong việc quản lý, lưu trữ hóa đơn.

Có lực lượng hỗ trợ mạnh nhất cả nước. Viettel hoàn toàn có lợi thế trong việc vận hành Phần mềm hóa đơn điện tử, năng cấp tính năng nhanh chóng

Triển khai nhanh, chất lượng: Khởi tạo tài khoản cho Doanh nghiệp ngay sau khi ký hợp đồng. Nhân viên có nhiều kinh nghiệp, nắm vững nghiệp vụ vững. Đội ngũ hỗ trợ luôn làm việc 24/7

Có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Từ bản đại trà dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đển bản dự án, tích hợp hệ thống cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài cần bảo mật về an toàn thông tin.

Cơ hội sử dụng đồng bộ nhiều dịch vụ: Viettel là nhà cung cấp đa dịch vụ, doanh nghiệp có cơ hội dùng nhiều dịch vụ đồng bộ trên hạ tầng Viettel như: Chữ ký số Viettel, Phần mềm bảo hiểm xã hội BHXH Viettel, Văn phòng điện tử Viettel, Hóa đơn điện tử – Sinvoice … với nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn

5. 7 Cam kết của PM HDDT dành cho KH

gia hạn chữ ký sốĐáp ứng tất cả 4 yêu cầu về mặt pháp lý Thông tư 68/2019/TT-BTC

gia hạn chữ ký số100% Lỗi kỹ thuật sẽ được hỗ trợ, thời gian liên tục 24/7 (kể cả T7, CN, Ngày lễ)

gia hạn chữ ký sốGiá cả cạnh tranh nhất thị trường.

gia hạn chữ ký sốHướng dẫn nhiệt tình, chi tiết cho các nhân sự phụ trách xuất hóa đơn (0 giới hạn số lần hướng dẫn)

gia hạn chữ ký sốĐảm bảo về tín bảo mật, an toàn thông tin cho khách hàng. Miễn phí lưu trữ hóa đơn 10 Năm

gia hạn chữ ký sốĐầy đủ các loại báo cáo từ tổng hợp đến chi tiết phục vụ cho nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp

gia hạn chữ ký sốKhách hàng chỉ đóng tiền sau khi đã sử dụng được dịch vụ (chỉ áp dụng Tại Cường Đặng Viettel)

Quý khách vui lòng liên hệ: 0963 277 773 – Mr Cường để được hỗ trợ tốt nhất.

gia hạn chữ ký số

D. 8 thắc mắc thường gặp khi sử dụng hóa đơn điện tử

1. Hóa đơn điện tử có mã xác thực là gì?

Hóa đơn điện tử xác thực hay còn gọi là HDDT có mã xác thực là một loại hóa đơn được cấp mã xác thực và số xác thực thông qua hệ thống xác thực của cơ quan Thuế.

Đối với HDDT xác thực, người bán sẽ phải ký điện tử trên hóa đơn khi cơ quan thuế cấp mã xác thực và số hóa đơn xác thực. Doanh nghiệp không cần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho loại hóa đơn điện tử này.

2. Hóa đơn điện tử có liên không?

Hóa đơn điện tử được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo lập và ký số theo các quy định hiện hành. HDDT gồm ít nhất 2 file: bản thể hiện của hóa đơn (file PDF) với nội dung, hình thức như một tờ hóa đơn thông thường và file dữ liệu hóa đơn (thường ở định dạng XML).

Nếu như hóa đơn giấy có nhiều liên để giao cho các bên lưu trữ và sử dụng thì hóa đơn điện tử chỉ có một bản duy nhất và không có khái niệm liên. Bên bán (bên phát hành hóa đơn), bên mua (bên tiếp nhận hóa đơn) và cơ quan thuế sẽ cùng khai thác dữ liệu trên một bản hóa đơn duy nhất đó

3. Khách hàng có thể nhận Sinvoice Viettel bằng những hình thức nào?

Gửi trực tiếp cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên như qua Email, SMS
Gửi thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp HDDT

4. Người mua có phải thực hiện ký số vào HDDT hay không?

Theo công văn 2402/BTC-TCT của Bộ tài chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà trên hóa đơn điện tử KHÔNG YÊU CẦU phải có chữ ký số của người mua hàng. Cụ thể, với những trường hợp sau người mua không nhất thiết phải ký điện tử trên hóa đơn:

• Đối với khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng lẻ không cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì không cần thiết phải ký điện tử vào HDDT được nhận từ người bán.

• Đối với hóa đơn mua hàng là điện, nước, viễn thông, khách hàng không nhất thiết phải có chữ ký của người mua và dấu của người bán, hóa đơn vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý, được cơ quan Thuế chấp nhận.

• Một số trường hợp đặc biệt mà bên bán xin phép cơ quan thuế chấp nhận cho bên mua của mình không cần phải ký số vào hóa đơn

Như vậy, hiểu đơn giản về bên mua nếu không phải là một đơn vị kế toán hay một đơn vị kế toán nhưng có đầy đủ những hồ sơ, chứng từ chứng minh được việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa bên bán với bên mua như: Hợp đồng kinh tế, Phiếu xuất kho, Biên bảo giao nhận hàng hóa, Biên nhận thanh toán, Phiếu thu đều không cần ký số trên hóa đơn điện tử.

5. Người mua kê khai Thuế như thế nào khi nhận được Sinvoice?

Người mua sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ bên bán có thể kê khai thuế như quy trình bình thường với hóa đơn giấy.

Người mua có thể yêu cầu bên bán cung cấp cho mình HDDT đã được chuyển đổi ra giấy và có chữ ký và dấu của bên bán để làm chứng từ cho hồ sơ quyết toán thuế hoặc giấy tờ vận chuyển hàng trên đường

6. Hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, chưa kê khai Thuế, nếu phát hiện sai sót thì phải xử lý như thế nào?

Người mua và người bán thỏa thuận về việc xóa bỏ hóa đơn sai.

Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn sai để gửi cho người mua, trên hóa đơn thay thế phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu…, gửi ngày tháng năm…

HDDT đã xóa bỏ phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đã kê khai Thuế. Sau đó phát hiện sai sót thì phải xử lý như thế nào?

Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên và ghi rõ sai sót

  • Đồng thời người bán lập HDDT điều chỉnh sai sót. HDDT lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu…
  • Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

8. Với HDDT, khi hàng hóa lưu thông trên đường cần chứng minh nguồn gốc thì sẽ phải giải trình thế nào với lực lượng chức năng?

Người bán hàng chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông. HDDT chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Phản ánh toàn vẹn nội dung của HDDT gốc;
  • Trên hóa đơn phải có dòng chữ ghi rõ: HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
  • Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ Sinvoice sang hóa đơn giấy.
  • Hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán

Mong là những chia sẽ trên đây đem lại cho các anh chị nhiều thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thông tin và các chương trình khuyến mãi tại Cường Đặng Viettel, Anh chị có thể bấm vào các đường link bên dưới.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: Cường Đặng Viettel

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

Hóa đơn điện tử viettel - Phú Nhuận

SLOGAN

“Chúng tôi rất cần những khách hàng như bạn. Nhưng đôi khi, Bạn phải trả một mức phí hợp lý cho một sản phẩm có giá trị tương đương – Cường Đặng Viettel

Hóa đơn điện tử viettel - Phú Nhuận